Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia. Thời
Trần khu di tích thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện
Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn
Sơn-Kiếp Bạc nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cách Hà Nội khoảng 70km.
Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề, là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần (Côn Sơn-Yên Tử-Quỳnh Lâm); Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn-Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 xã Cộng Hòa và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc-Phượng Hoàng với sông núi huyện Chí Linh.
Đây là vùng đất lịch sử mãi còn âm vang những chiến công lẫy lừng qua nhiều thời đại, đặc biệt là trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13 và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ 15. Đây là cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc như Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang.
Quần thể khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc được xếp hạng quốc gia năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.
Khu di tích Côn Sơn
Khu di tích danh thắng Côn Sơn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Ở đây, văn hóa Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối; qua văn hóa Lý-Trần, Lê-Nguyễn và ở các tầng văn hóa dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học.
Di sản văn hóa phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú.
Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hóa đến thăm, cảm hứng và sáng tạo như ở Côn Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hóa Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách.
Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn - "núi nhà," tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn)... đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị.
Tháng 2/1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân.
Ngày nay, Khu di tích Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp.
Kiếp Bạc có đường thủy, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh.
Khu di tích lịch sử Kiếp Bạc có một di tích trung tâm, lớn nhất, linh thiêng nhất là ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Trần-Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, vị tổng chỉ huy quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. ( nguồn internet)
THĂM CÔN SƠN KIẾP BẠC
Vũ GiangViếng đền Hưng Đạo Đại Vương
Dâng hương Nguyễn Trãi ánh dương ngàn trùng
Thế sông thế núi vĩ hùng
Yên bình bên những cánh đồng vàng tơ
Đất trời thật, ngỡ trong mơ
Rì rầm suối chảy, lững lờ mây trôi
Nơi giao hoan giữa đất trời
Vẳng nghe tiếng vọng của người hiền xưa...!
Cảm ơn cô và trò đã về thăm quê hương anh.
Ngày xưa còn rừng già nguyên sinh khu côn sơn có suối reo nước chảy, bây giờ hết rừng suối chỉ rì rầm trong mùa mưa thôi , mùa khô hết chảy.
Côn sơn suối cảy rì rầm
Vẳng nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Thơ Nguyễn Trãi
Tranh thủ chộp hình...
Ngắm đèn lồng đỏ...
Trước cổng chùa
Cô giáo chụp hình bên cây cầu đá...
Cùng trò cùng chạy thi xuống núi
Cô và trò cùng xuống núi...
Trò Uyên tạo dáng....
Bên ông thầy xem tướng...Thầy nói số cô chẳng giầu thì nghèo....
Cô lại tranh thủ chộp hình roài...
Các trò điệu ghê....
Lại còn thì thầm nữa cơ đấy...chắc đang nói xấu cô đây...
Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề, là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần (Côn Sơn-Yên Tử-Quỳnh Lâm); Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn-Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 xã Cộng Hòa và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc-Phượng Hoàng với sông núi huyện Chí Linh.
Đây là vùng đất lịch sử mãi còn âm vang những chiến công lẫy lừng qua nhiều thời đại, đặc biệt là trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13 và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ 15. Đây là cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc như Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang.
Quần thể khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc được xếp hạng quốc gia năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.
Khu di tích Côn Sơn
Khu di tích danh thắng Côn Sơn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt. Ở đây, văn hóa Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối; qua văn hóa Lý-Trần, Lê-Nguyễn và ở các tầng văn hóa dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học.
Di sản văn hóa phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú.
Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hóa đến thăm, cảm hứng và sáng tạo như ở Côn Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hóa Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách.
Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn - "núi nhà," tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn)... đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị.
Tháng 2/1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân.
Ngày nay, Khu di tích Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp.
Chùa Côn Sơn
Chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, tọa lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ.
Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3m. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh Hư động" có từ thời Long Khánh (1373-1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, "Côn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích này(15/2/1965).
Giếng Ngọc
Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.
Bàn Cờ Tiên
Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Đứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.
Thạch Bàn
Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.
Khu di tích Kiếp Bạc
Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục," có "tứ đức, tứ linh." Thế sông núi hiểm mà hài hòa, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã.
Tại đây, hội nước bốn dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái
Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng
sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ
"đức" đứng sau như sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như
Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi
thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của
4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về
cho trăm họ, muôn dân.
Chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, tọa lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ.
Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3m. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh Hư động" có từ thời Long Khánh (1373-1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, "Côn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích này(15/2/1965).
Giếng Ngọc
Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.
Bàn Cờ Tiên
Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Đứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.
Thạch Bàn
Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.
Khu di tích Kiếp Bạc
Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục," có "tứ đức, tứ linh." Thế sông núi hiểm mà hài hòa, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã.
Kiếp Bạc có đường thủy, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh.
Khu di tích lịch sử Kiếp Bạc có một di tích trung tâm, lớn nhất, linh thiêng nhất là ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Trần-Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, vị tổng chỉ huy quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. ( nguồn internet)
Vu Giang
16:59 30-12-2011THĂM CÔN SƠN KIẾP BẠC
Vũ GiangViếng đền Hưng Đạo Đại Vương
Dâng hương Nguyễn Trãi ánh dương ngàn trùng
Thế sông thế núi vĩ hùng
Yên bình bên những cánh đồng vàng tơ
Đất trời thật, ngỡ trong mơ
Rì rầm suối chảy, lững lờ mây trôi
Nơi giao hoan giữa đất trời
Vẳng nghe tiếng vọng của người hiền xưa...!
Cảm ơn cô và trò đã về thăm quê hương anh.
Ngày xưa còn rừng già nguyên sinh khu côn sơn có suối reo nước chảy, bây giờ hết rừng suối chỉ rì rầm trong mùa mưa thôi , mùa khô hết chảy.
Côn sơn suối cảy rì rầm
Vẳng nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Thơ Nguyễn Trãi
Tranh thủ chộp hình...
Ngắm đèn lồng đỏ...
Trước cổng chùa
Cô giáo chụp hình bên cây cầu đá...
Cùng trò cùng chạy thi xuống núi
Cô và trò cùng xuống núi...
Trò Uyên tạo dáng....
Bên ông thầy xem tướng...Thầy nói số cô chẳng giầu thì nghèo....
Cô lại tranh thủ chộp hình roài...
Các trò điệu ghê....
Lại còn thì thầm nữa cơ đấy...chắc đang nói xấu cô đây...
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều
Nhớ Ghé Thăm và Comment Blog của mình nha. Phim-Việt.Net
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều
Nhớ Ghé Thăm và Comment Blog của mình nha. Phim-Việt.Net
TẾT
Vài chục phút nữa tới giao
thừa
Trong ấy cháu ơi đã ngủ chưa?
Thức nhé! Chờ nghe lời chúc tết
An khang- Thịnh vượng- Phúc dư thừa.
Năm mới xuân sang có mấy lời
Chúc cho sức khỏe đến mọi người
Năm cũ đã qua nhiều thắng lợi
Năm mới thành công hơn gấp mười.