Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

lời bình bài thơ "Ngày giỗ của anh" của thày Toàn Thắng

lời bình bài thơ "Ngày giỗ của anh" của thày Toàn Thắng
Jul 23, 2010 7:58 AMPrivatePageviews 0 0
Đọc bài thơ " Ngày giỗ của anh" của thầy Ngô Toàn Thắng kính tặng anh trai là liệt sĩ Ngô Đảo Tư, tôi thực sự bồi hồi xúc động
 Ngày giỗ của anh cả nhà biết được đâu
Đành tạm lấy ngày thương binh liệt sĩ.
Trong cuộc kháng chiến chóng Mỹ ác liệt có biết bao người con, người chồng, người cha, người anh, người chị... ra đi theo tiếng gọi của non sông không bao giờ trở lại. Cuộc chiến hào hùng của dân tộc đầy đau thương và mất mát để đổi lấy nền độc lập tự do cho dân tộc hôm nay. Người anh trai yêu quý của thầy Thắng cũng là một trong vô vàn những chiến sĩ quả cảm đã nằm lại trên chiến trường diệt Mỹ. Và có lẽ thân xác các anh đã hòa chung vào non nước quê hương rồi.
 Giấy báo tử chỉ vẻn vẹn mấy câu:
“Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin,
 Liệt sĩ Ngô Đảo Tư đã hy sinh anh dũng Tại mặt trận phía Nam …”.
 Anh ra đi giữa lúc tuổi xuân phơi phới. Lời thơ nghen ngào như tiếng nấc tân sâu thẳm đáy lòng
Tất cả tuổi xuân của một con người Vĩnh biệt cõi đời.
 Câu trả lời chỉ vẻn vẹn có vậy thôi. Vĩnh biệt cõi đời, vĩnh biệt người thân, vĩnh biệt tuổi xuân....Nỗi buồn nhức nhối lòng người thân khi
 Làm sao biết ngày hy sinh để giỗ?
Và đành lấy ngày tưởng nhớ chung của dân tộc:
Ngày thương binh liệt sĩ làm ngày giỗ cho anh!
Đành lấy ngày thương binh liệt sĩ,
Thắp nén hương sâu tưởng nhớ tới anh,
Cùng biết bao người Liệt sĩ vô danh…
 Đọc đến đây tôi liên tư  ởng không chỉ có anh trai thầy Thắng mà còn biết bao những linh hồn người lính Việt trong cuộc trường chinh cùng đất nước đã nằm lại trên khắp nẻo đường Trường Sơn, nằm lại trên các chiến trường ác liệt. Dòng tên nào cho các anh khắc vào cỏ cây, mây trời, đá núi? Mẹ già nơi quê nhà mỏi mắt chờ trông, khắc khoải nỗi thương con? Người thân yêu của các anh lặn lội đi khắp các nẻo đường , các nghĩa trang mong tìm tung tích khỏi mãi dằn vặt khôn nguôi...Tháng bảy lại về rồi biết bao gia đình vui mừng tuôn lệ khi tìm thấy di hài của người thân, còn biết bao gia đình vẫn biệt vô âm tín mặc cho dòng thời gian cứ lặng lẽ cuốn trôi. tháng 7 về, dân tộc, người thân lại tri ân để tưởng nhớ những anh hùng có côn với đất nước với đân tộc. Thân thể các anh đã hòa chung vào cỏ cây hoa lá, in hình núi sông, hòa vào dòng sông ngọn núi. Cả dân tộc lại cất lên "bản anh hùng ca bất diệt"
 Kết thúc chiến tranh, đất nước thanh bình, gia đình thầy được địa phương ưu đãi gửi tặng nghìn viên ngói Hương Canh mang nặng tấm lòng của quê hương nghèo khó. Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay anh ra đi chưa kịp thay cho mẹ nay quê hương thay anh bù đắp cho mẹ vơi đi nỗi âu sầu cực nhọc Khi đất nước đã thanh bình trở lại,
Gia đình mình được địa phương ưu đãi,
Gửi tặng một nghìn viên ngói Hương Canh,
 Góp phần thay cái mái nhà tranh,
Ngày anh ra đi chưa kịp làm cho mẹ.
Thật trân trọng đó là quà tình nghĩa.
Quê hương nghèo đùm bọc nỗi thương đau.
Cũng vơi phần nào nỗi cực nhọc, âu sầu,
Thật xúc động nghẹn ngào trước hình ảnh người mẹ Việt Nam
Quệt bã trầu cay mẹ cưởi mỏm mẻm.
Con mẹ đã ra đi không bao giờ trỏ lại. Nỗi đau sẽ chẳng bao giờ nguôi ngoai nhưng sẽ được xoa dịu phần nào nếu xã hội bớt đi những hạt sạn vẩn đục lương tri. Đôi khi ta vẫn còn để mẹ liệt sĩ phải tủi lòng giữa xã hội còn những bất công ngang trái
Nhà mình ở sâu trong ngõ hẻm.
 Mặt đường to người ta nhận phần rồi.
 Mẹ muốn tìm một chỗ để ngồi,
Bán mớ rau, hoa, quả vườn thơm ngọt,
Nhặt nhạnh những đồng tiền chân thật,
Chắt chiu để giành lo ngày giỗ cho anh,
 Mà nhiều khi cũng phải cạnh tranh,
Nơi góc chợ với hàng tôm, hàng cá.
Các bạn ạ “Những người chết đi không hề mong được phong anh hùng và được thấy hoa tươi dâng trước mộ. Không, không, không! Họ chết cho một lẽ duy nhất là khát vọng sống. Là đằng sau họ, cuộc sống sẽ được thiết kế trở lại trên ấm no, công bằng và nhân phẩm...”. Đọc thơ thầy, trong tôi lại văng vẳng bài thơ của Nhà thơ Văn Hiền
Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh
 Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
 Anh có tên như bao khuôn mặt khác
 Mẹ sinh Anh tròn ngày, tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa
Anh nhận ra lưỡi cày, lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.
 Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
 Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Hạt lúa củ khoai nuôi Anh khôn lớn
Tháng Tám nước trong, tháng năm nắng trải
Bàn chân săn chắc dáng trai.
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác.
Ngày lên đường bờ vai mặn chát
Mắt ai vấn vít hàng quân.
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
 Anh có tên như bao khuôn mặt khác
 Chiến trường gần, chiến trường xa đuổi giặc
 Tên làng, tên đất theo Anh.
Bình yên sau cuộc chiến tranh
 Anh trở về không tên không tuổi
Trắng hàng bia
Những ngôi sao không nói
 Rưng rưng cỏ mọc dưới chân.
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
 Tổ quốc không mất tên Anh
Chỉ lặng thầm nhận về mình nỗi đau
xanh cùng năm tháng.
Thầy ơi! Cho con được gọi anh trai thầy - liệt sĩ Ngô Đảo Tư là bác. Bác ơi! Nhân ngày giỗ của bác, bác ở đâu theo ngọn gió bay đi và hồn thiêng bác hãy bay về cùng gió. Trong đêm đêm mẹ vẫn nghe trong lá cây ngọn cỏ, trong " Bầu sữa tâm linh". Tiếng bác thầm thì bên mẹ bên em. Con trai mẹ mơ ước căng tràn ngực gió xuân. Dù ở chân trời góc bể, hồn bác vẫn bay về đất mẹ,mẹ ơi!

Không có nhận xét nào: